Vào bất kỳ ngày nào, phần News Feed của một người sử dụng Facebook trung bình sẽ lọc qua khoảng 1,500 những nội dung khác nhau. Tuy vậy, nhờ vào thuật toán thông báo của Facebook, chỉ 20% trong số đó sẽ được xuất hiện ở bảng thông báo cá nhân của bạn. Có một so sánh vui rằng được nhậnvào học tại Harvard dường như còn dễ dàng hơn so với cơ hội xuất hiện News Feed của một ai đó.
Bạn đã đọc qua hàng ngàn bài báo khác nhau nói về các mẹo sử dụng Facebook. “Hãy sử dụng hình ảnh”, rồi “cần đặt câu hỏi cho người dùng”. Oh và tiếp đó là chọn đăng bài vào thời điểm tối ưu. Chỉ cần lặp đi lặp lại như vậy và bạn sẽ dần trở thành một “siêu sao” trên mạng truyền thông xã hội, phải chứ?
Nếu bạn làm về social media marketing, chắc chắn bạn đã được nghe những mẹo hướng dẫn chung chung như này rất nhiều lần.
Social media marketing gắn liền với những chi tiết vô cùng nhỏ. Bài viết này sẽ không chỉ cho bạn cách đăng tải một bức ảnh hay cách đặt câu hỏi. Nó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, để đánh giá và thực hiện những thay đổi dù nhỏ nhưng mang lại tác động vô cùng lớn. Dưới đây là tập hợp những kỹ thuật Facebook dựa trên phân tích dữ liệu nhằm giúp tăng cường gắn kết với người dùng, giúp bạn nổi bật giữa “cơn bão” thông báo mới của những người theo dõi bạn trên Facebook.
1. Đúng vậy, việc đăng tải ảnh sẽ làm tăng engagement – Hãy chọn ảnh cẩn thận.
Bạn chắc hẳn đang nghĩ là – rõ ràng tôi vừa bảo các bạn là bài viết này sẽ không hề đề cập đến việc tăng engagement qua các bức ảnh. Và chính xác là vậy. Hầu hết mọi người đều có thể nhận ra hiệu quả của các bức ảnh trên Facebook, và bởi vậy chúng ta chắc hẳn đã tận dụng chức năng này để tăng sự gắn kết và lượt kích chuột. Do vậy, chúng tôi sẽ không đưa ra những câu chung chung với số liệu dẫn chứng để khuyên bạn sử dụng hình ảnh.
Là một nhà tiếp thị thông minh, bạn hiểu rằng hình ảnh càng lớn thì càng thu hút người xem nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Những bức ảnh như thế nào mới có thể thu hút được sự quan tâm của người xem?
Tạo một ảnh ghép
Darren Rowse, người sáng lập đồng thời cũng là biên tập tại Problogger và Digital Photography School đã phát hiện ra rằng những bức ảnh “ghép” trên Facebook hoạt động rất hiệu quả. Anh ta đã tập hợp những bức ảnh khác nhau từ các bài đăng trong blog và ghép ra hình ảnh dưới đây, nó đã thực sự rất hiệu quả khi đạt mức hơn 80,000 người xem.
Leneys, công ty may mặc thời trang nữ, đã phác thảo một bức ảnh ghép và hỏi những người quan tâm họ xem đâu là phần mà họ yêu thích. Công ty này đã sử dụng mẹo này một vài lần và chứng kiến kết quả vô cùng ấn tượng về khả năng liên kết với người xem.
Hãy để chính bức ảnh của bạn lên tiếng
Trong một bài đăng của Buffer về “Hướng dẫn khoa học hỗ trợ viết tiêu đề ấn tượng trên Twitter, Facebook và blog của bạn”, Leo Widrich đã đề cập đến một vài điểm rất hay, đồng thời phù hợp với chủ đề chính của bài viết này: “Kêu gọi ai đó đăng ảnh là việc làm không hề có lợi gì. Tuy vậy, bạn sẽ trở thành một nhà tiếp thị mạng xã hội thông thái hơn khi có thể nhận biết được những bức ảnh nào sẽ hoạt động hiệu quả, và tại sao, qua đó hỗ trợ thúc đẩy khả năng gắn kết.”
Nhóm nghiên cứu tại Buffer khám phá ra rằng đăng tải những bức ảnh mà có thể tự nói lên nội dung của nó sẽ có tác dụng vượt trội hơn so với những bức hình cần phần giải thích thêm để môt tả. Bức ảnh dưới đây dùng để minh chứng cho điều đó. Ở phía bên tay trái, bức ảnh cần có phụ để để người xem có thể hiểu nhưng bức hình ở ngay bên phải có thể tự mình kể toàn bộ câu chuyện.
2. Ăn cắp ý tưởng từ các kênh khác của bạn
Những thứ có thể hoạt động hiệu quả trên Facebook đôi khi lại thực chất hiển hiện ngay trước mặt bạn. Đây là một ví dụ khác về mẹo sử dụng đơn giản nhưng hầu như không được nhắc tới. Không ai đề cập trực tiếp đến nó.
Ngay tại trang Unbounce, bài viết “Epic Marketing Fail Post” của chúng tôi đã đạt hiệu quả cao so với mục tiêu đề ra khi xét về lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook. Bởi vậy, chúng tôi đã quyết định biến nó thành một chuỗi bài viết về thất bại trong marketing, đăng vào 2 hàng tuần trên Facebook.
Nếu bạn có một bài đăng blog thu hút được sự chú ý mạnh mẽ trên Facebook, hãy thử biến nó thành một series đều đặn trên Facebook. Hãy nhìn lại những điểm hoạt động hiệu quả trên những kênh phương tiện truyền thông của bạn và xem thử bạn có thể hợp nhất nó trên Facebook được không. Đó có thể là một câu nói mà bạn đã đăng trên trang twitter và nhận được nhiều lượt trả lời, hay có thể là những con số trong một bài nghiên cứu công nghiệp thú vị được công chúng đón nhận tích cực. Đôi khi, bạn có thể biến chúng thành những serie theo tuần hoặc chiến dịch theo tháng.
2. “Hashtag” sẽ rất hữu ích nếu bạn sử dụng nó một cách hợp lý
Mọi người đều háo hức khi cuối cùng thì “hashtag” cũng đến với mạng Facebook, nhưng hầu hết chúng ta đều không hiểu rằng “hashtag” ở đây không được sử dụng giống như trên Twitter. Thậm chí đã có một trang riêng trên Facebook tên là: “Đây không phải là Twitter. Hashtags không hoạt động ở đây được!”
Simply Measured đã khẳng định điều đó và một báo cáo gần đây của EdgeRank Checker cũng đưa ra kết quả tương tự. Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự gắn kết của mỗi người quan tâm trên Facebook đã bị khi dùng với hashtags, đồng thời những bài đăng trên facebook có hashtags nhìn chung gặp hạn chế trong khả năng tiếp cận mọi người hơn so những bài đăng không có gắn hashtags.
Trên trang Twitter, hashtags có chức năng như một công cụ tìm kiếm, hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm nội dung và chia sẻ những nội dung đó nhằm tăng khả năng tiếp cận cho những bài đăng đó. Như đã nói ở trên, người sử dụng Facebook lại không thực hiện hashtags theo cách tương tự. Chính những người sử dụng facebook là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này, bởi họ được tạo điều kiện chỉ cần kéo vào phần thông báo mới để nhận thông tin cũng như tìm kiếm thông tin.
Nếu bạn đang sử dụng hashtags trên Facebook, hãy suy nghĩ thật kỹ xem bạn sử dụng nó để làm gì và bằng cách nào. Trong trường hợp, mục đích của bạn đơn giản chỉ là để tăng khả năng tiếp cận vớingười xem thì có lẽ bạn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi đâu.
Thay vào đó, hãy xem Hashtags trên Facebook như:
– Một cách thể hiện cảm xúc hoặc tình cảm (một kiểu tương tự cảm xúc và chúng tôi sẽ giải thích thêm ở dưới)
– Một chiến dịch hoặc cuộc thi cho phép bạn thống nhất những bài đăng, giúp quảng bá trên những nền tảng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của chiến dịch hoặc cuộc thi, nó còn có thể khuyến khích người sử dụng chia sẻ những bài đăng của bạn với hashtag của chiến dịch đó.
Cricbuzz – trang bình luận nhanh nhất chủ yếu về các trận cricket- sử dụng hashtag: #facepalm. Bạn có thể có hoặc không biết gì về cricket hay hoàn cảnh của bài đăng dưới đây, nhưng phần hashtag đó không có chức năng là một cụm từ tìm kiếm nhằm tăng khả năng tiếp cận, mà thực ra như là một cách thể hiện cảm xúc.
Điểm mạnh và phổ biến nhất của hashtag trên Facebook đó là khả năng liên kết trong toàn bộ mạng xã hội về một chiến dịch hay cuộc thi nào đó. Trong khi chiến dịch #PSL (Pumkin Spcice Latte) đang dần kết thúc, Starbucks vừa mới giới thiệu một chiến dịch có hình cốc đỏ khác của họ: #sharejoy. Chiến dịch này hiện đang có mặt ở các môi trường đa lập trình, khuyến khích mọi người đánh hashtag #sharejoy cùng với ảnh cốc Starbucks màu đỏ, và sau cùng là đẩy mạnh thương hiêu của họ.
Không phải mọi biểu tượng cảm xúc đều tương đương nhau ?
Theo như AMEX OPEN, sử dụng các biểu tượng cảm xúc giúp tăng lượng bình luận lên 33%. Việc những biểu tượng này làm gia tăng lượng bình luận là một điều dễ hiểu do bản chất căn bản của những biểu tượng này đều gắn với và có nguồn gốc từ các phương tiện xã hội. Nghe thì có vẻ lố bịch nhưng đôi khi hai hay thậm chí là ba biểu tượng cảm xúc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp thông quanh công nghệ.
Buddy Media cho rằng, những bài đăng có biểu tượng cảm xúc giúp tăng 52% tỷ lệ tương tác, 57% tỷ lệ nhấn nút LIKE , 30% tỷ lệ bình luận và 33% tỷ lệ chia sẻ bài đăng đó. Khi được sử dụng phù hợp, không quá lạm dụng, thì những biểu tượng cảm xúc sẽ là một cách tuyệt vời để thể hiện giai điệu của chính bạn và nhân hóa cho chính thương hiệu của bạn.
Và hãy nhớ điều này nhé, không phải mọi biểu tượng cảm xúc đều có tác dụng như nhau. Bảng biểu nay của Buddy Media chỉ ra rằng tỷ lệ tương tác nhờ vào biểu tượng ? đứng cao nhất trong tất cả.
- Nếu bạn định đặt ra một câu hỏi, hãy để nó ở cuố.
Bạn có thấy cách chúng tôi đã làm ? ?
Theo như KISSmetrics, các câu hỏi nhận được lượng bình luận cao gấp đôi so với những bài đăng bằng chữ đơn thuần khác.
Bạn có thể đã biết rằng: khi đề cập đến khả năng liên kết, đặc biệt là những lời bình luận, việc đặt câu hỏi trên Facebook thực sự rất hiệu quả. Nhưng chúng tôi sẽ không đem đến những mẹo mà bạn đã biết rồi. Bài viết này không nói về cách đặt câu hỏi mà là sẽ đặt nó ở đâu.
Theo như nghiên cứu của Buddy Media, trong trường hợp bạn dự định đặt một hỏi thì vị trí mà bạn đặt câu hỏi đó cũng quan trọng tương đương với nội dung của nó. Đặt câu hỏi tại cuối bài đăng giúp tăng tỷ lệ tương tác lên 15% và sẽ tăng hai lần lượng bình luận so với những câu hỏi được đặt ở giữa đoạn. Một câu hỏi đặt ở phần cuối của câu sẽ có chiều hướng khiến những người hâm mộ của bạn trên Facebook phải trả lời ngay lập tức. Nếu bạn đặt câu hỏi ở đầu hoặc giữa bài đăng, nó sẽ làm những người hâm mộ sao nhãng khỏi việc trả lời câu hỏi đó.
Ví dụ dưới đây, dù hơi khoa trương, chỉ ra sự gia tăng liên kết đột biến khi bạn đặt câu hỏi ở cuối phần miêu tả trên Facebook. Bởi vậy, lần tới khi bạn đánh một câu hỏi ở phần miêu tả trên Facebook, hãy thật chú ý tới vị trí đặt câu hỏi đó.
Liệu rằng đặt câu hỏi ở cuối câu có làm tăng khả năng liên kết? Những loại hình ảnh nào thường gây chú ý với người xem? Loại biểu tượng cảm xúc nào (nếu có) giúp tăng khả năng liên kết? Mọi người sử dụng Hashtags như thế nào và làm sao để bạn có thể biến chúng trở nên hiệu quả hơn. Tất cả đều nằm ở hoạt động tiếp thị trên Facebook. Không phải tất cả các mẹo sẽ hiệu quả với bạn,nhưng hãy nhớ rằng quan trọng là bạn cần đào sâu, rồi đánh giá và thực hiện cũng như thử nghiệm những thay đổi nhỏ nhưng có thể thúc đẩy khả năng liên kết và tạo ra những tác động lớn.
Nếu bạn có bất kỳ một mẹo tăng liên kết trên Facebook, hãy cho bình luận ở dưới để chúng tôi có thể tham khảo thêm.
Nguồn: Unbounce
Dịch bởi: hiSella