5 Yếu Tố Làm Nên Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn

Nếu bạn muốn khách hàng thật sự yêu mến thương hiệu của mình, họ cần cảm nhận được sự kết nối. Sự kết nối vô hình này làm nên lòng trung thành mạnh mẽ đến mức có thể khiến người tiêu dùng sẵn sàng đầu tư vào thương hiệu của bạn. Gây dựng sự gắn kết thông qua câu chuyện thương hiệu là một chiến lược đầy khôn khéo.

Tại Hội nghị Hubspot’s Inbound14, Camille Ricketts, Tổng Biên Tập tờ First Round Capital, chia sẻ 5 thủ thuật mọi nhãn hiệu có thể áp dụng để tạo nên sự gắn kết, khơi gợi mạch cảm xúc, và gây dựng lòng trung thành khiến cho người dùng thực sự “phải lòng” thương hiệu của bạn.

Hãy lắng nghe chia sẻ của bà:

1. Nắm bắt đúng đối tượng khách hàng

Để kể câu chuyện thương hiệu hay, điều đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải thực sự nắm rõ khách hàng của mình. Thông tin càng chi tiết, tác động của câu chuyện càng có sức lan tỏa.

Hãy tưởng tượng bạn đang trò chuyện với một khách hàng tiềm năng. Bạn biết gì về cuộc sống thường ngày của họ? Sở thích? Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông? Những rắc rối nào họ có thể mắc phải?

Tiếp tục tìm hiểu cho đến khi hình mẫu khách hàng lý tưởng dần hiện ra trong tâm trí bạn. Khi miêu tả lại mẫu người lý tưởng đó, hãy làm chi tiết nhất có thể. Cuối cùng, bạn muốn biết bằng cách nào thương hiệu của mình có thể trở thành giải pháp cho các vấn đề của khách hàng hoặc khiến cuộc sống của họ đơn giản hơn.

2. Định vị thương hiệu – Yếu tố sống còn

Khi đã xác định được mẫu khách hàng lý tưởng, hãy học cách định vị thương hiệu. Ricketts trình bày công thức sau giúp các doanh nghiệp tạo dựng tuyên ngôn định vị – trái tim của câu chuyện thương hiệu. Hãy điền vào chỗ trống để bắt đầu tuyên ngôn định vị cho mình.

  • Dành cho (Khách hàng mục tiêu)
  • Đối tượng (Khẳng định nhu cầu của họ hoặc cơ hội)
  • (Tên sản phẩm) thuộc (Loại sản phẩm)
  • Rằng (Khẳng định lợi ích chính)
  • Khác biệt với (Sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh)
  • Tên sản phẩm (Sự khác biệt cơ bản)

Khi bạn đã hoàn toàn tự tin với tuyên ngôn định vị đầy “chất thép”, dùng nó để lập sơ đồ tư duy. Ricketts nói, “Bắt đầu với một từ mô tả thương hiệu và thoải mái kết hợp các hình ảnh và từ ngữ xuất hiện trong bạn cho đến khi tìm được từ truyền đạt cảm xúc và tình cảm mãnh liệt nhất”. Một khi bạn khơi gợi được cảm xúc đại diện cho thương hiệu của mình, bạn sẽ nhớ đến nó, và khách hàng cũng vậy.

3. “Truy tìm” anh hùng thương hiệu

Mọi câu chuyện thương hiệu cần một “người hùng”. Ricketts cho rằng, “Con người sẽ hành động khi họ cảm nhận được sự kết nối đặc biệt với một người khác”. “Người hùng thương hiệu” cần chứng tỏ rằng sản phẩm của bạn thực sự khác biệt. Hãy nghiên cứu dữ liệu khách hàng hiện tại và xem nếu họ có thể kể câu chuyện này cùng với bạn.

4. Tính xác thực

“Con người ghét bị thao túng”, Rickett nói “đừng mong chờ khách hàng mua sản phẩm nếu bạn không đáng tin cậy”.

Rickett gợi ý thực hiện cuộc kiểm toán thương hiệu bằng việc tự vấn bản thân thông điệp nào bạn muốn truyền tải “cách sử dụng câu chữ, hình ảnh, cả gam màu và tính thẩm mỹ”. Với mỗi câu hỏi như vậy, hãy tự hỏi “Làm sao để tạo ra một chút khác biệt? Rất khác biệt? Phải chăng đó là một phần trong nhận dạng của chúng ta?”

5. Thiết kế câu chuyện để được chia sẻ

Mọi câu chuyện thương hiệu muốn có được sự yêu mến đều phải được chia sẻ.

“Tất cả những điều chúng ta giới thiệu là cơ hội để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.” Ricketts đưa ra 3 lý do khiến người tiêu dùng chia sẻ thông tin.

  • Để khiến mọi người suy ngẫm, cảm nhận, hay đơn giản chỉ để mỉm cười: Câu chuyện của bạn mang lại suy nghĩ mờ ảo hay ấm áp khiến cho người dùng phải nghĩ lại sự cảm nhận của họ về sản phẩm của bạn hay làm nóng thêm tình yêu mến dành cho bạn?
  • Để khẳng định bản thân: Những gì ta truyền đạt trong xã hội biểu trưng cho thương hiệu cá nhân và chúng ta cần chia sẻ những gì để khiến cộng đồng nhìn nhận ta theo cách ta hằng mong muốn?
  • Sự xác nhận tích cực: Thương hiệu của bạn có thúc đẩy khách hàng chia sẻ câu chuyện họ luôn muốn kể?

Đưa ra một thương hiệu và câu chuyện để khách hàng yêu mến, khiến họ gắn bó với mình, và khẳng định thương hiệu,” Ricketts gợi ý. Khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu mà người tiêu dùng yêu thích họ sẽ nóng lòng chờ đón các phát kiến tiếp theo của bạn.

Bạn chia sẻ câu chuyện thương hiệu của mình như thế nào? Đừng chờ đợi, hãy chia sẻ với chúng tôi ngay nhé!

Nguồn: Megan O’Brien – Trang Bigcommerce.com
Dịch bởi: hiSella

You May Also Like

Trả lời