7 Điều Lầm Tưởng Về Social Media Marketing

Social media đã ở thành một kênh marketing phổ biến cho nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây. Và bạn nghĩ rằng không quá khó để có thể khai thác những kênh này một cách hiệu quả?

Thực tế điều này chỉ đúng một phần. Mọi thứ dường như trở nên phức tạp và nhập nhằng bởi những thông tin sai lệnh về social media marketing. Từ chiến thuật được áp dụng tới việc theo dõi và phát hiện vấn đề, bạn bị phân vân giữa những quan điểm khác nhau, bao gồm cả việc liệu sử dụng social media marketing có thực sự mang lại hiệu quả.

Dưới đây sẽ là 7 lầm tưởng phổ biển về social media marketing mà rất có thể bạn vẫn đang nghĩ là đúng.

Lầm tưởng #1: Có càng nhiều người theo dõi (follower) càng tốt

Những con số này hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa với Twitter, Facebook, hay LinkedIn. Thuật toán của những trang mạng xã hội này đã trở nên rất thông minh. Chúng đảm bảo rằng nếu không thực sự có được những “engaged follower”, sẽ chỉ có rất ít người nhìn thấy các bài đăng hay chia sẻ của bạn, bất kể bạn đang có rất nhiều người theo dõi.

Fanpage có tên Gym Junkies dưới đây có thể coi là một ví dụ tiêu biểu:

Gym Junkies có được lượng tương tác rất tốt, xét theo tỷ lệ số người theo dõi

Mỗi khi fan page có một bài đăng mới, nó thường nhận được khoảng 2000 like cùng trên 300 share. Đây không phải là con số tồi, khi thấy rằng page này chỉ có khoảng hơn 90 000 người theo dõi.

Trong khi đó, với một fan page khác có tên Body Building Tips and Tricks với hơn 1 triệu người theo dõi, bạn có thể đoán được có khoảng bao nhiêu lượt like và share mỗi khi có nội dung mới được đăng lên?

Nhiều người theo dõi, nhưng số tương tác rất thấp

Câu trả lời là hơn 800 like cùng khoảng 50 lượt share. Xét theo tỷ lệ, đây là một con số thấp đáng thất vọng cho một fan page có hơn 1 triệu người hâm mộ.

Bạn sẽ chọn cái nào? Nhiều người theo dõi hơn, hay chỉ cần 1/10 con số đó, nhưng là những khán giả thực sự gắn bó và thường xuyên tương tác? Mong rằng bạn sẽ chọn phương án thứ hai. Những trang mạng xã hội ngày nay sẽ nhìn vào lượng tương tác bài đăng của bạn tạo ra, và so sánh với số người theo dõi bạn đang có. Nếu tỉ lệ này cao, các thuật toán sẽ quyết định hiển thị nội dung của bạn tới nhiều người hơn nữa, bao gồm cả những người còn ít tương tác với fan page của bạn.

Đó chính là cách bạn có thể tạo ra thêm nhiều traffic: tập trung vào đúng đối tượng người theo dõi và biến họ thành nhưng engaged audience.

Lầm tưởng #2: Đặt thêm các nút chia sẻ lên mạng xã hội sẽ giúp website của bạn được chia sẻ nhiều hơn

Bạn có biết bổ sung thêm các nút chia sẻ mạng xã hội vào site của mình sẽ giúp thu hút được thêm traffic?

Nghe thì có vẻ đúng, nhưng trong phần lớn trường hợp, cố gắng của bạn lại chẳng mang đến hiệu quả đáng kể nào. Tất nhiên, tính năng chia sẻ này vẫn luôn phát huy tác dụng với những website dạng blog, bởi mọi người đều thích những bài viết bổ ích.

Nhưng nếu bạn cố gắng chèn nút này vào tất cả các site của mình, bạn chỉ đang đi chữa lợn lành thành lợn què. Tại sao ư? Bởi chẳng ai muốn chia sẻ những trang giới thiệu sản phẩm, hay thậm chí cả trang giới thiệu về công ty của bạn cả. Với việc đặt nút chia sẻ ở những trang như vậy, bạn chỉ đang làm phân tâm người truy cập, dẫn đến làm giảm tỷ lệ chuyển đổi (conversion rates) của chính mình.

Đặt các nút chia sẻ mạng xã hội tại trang About…

Hãy tham khảo bức ảnh trên từ Add This. Liệu bạn có muốn tweet hay chia sẻ lên tường Facebook của cá nhân về trang “About” của họ? Chắc hẳn là không rồi.

Chà, mấy anh chàng này thậm chí còn để hẳn nút chia sẻ cho trang Term of Service của mình nữa này.

…hay thậm chí cả trang Term of Service

Xét đến việc trang này xếp hạng thứ 197 trên thế giới về độ phổ biến, theo Alexa, và cung cấp các công cụ social media, có thể bạn sẽ nghĩ họ sẽ có được nhiều lượt chia sẻ hơn các trang khác. Nhưng một phép tìm kiếm đơn giản với Twitter lại cho kết quả khác hẳn dự đoán đó: không có ai chia sẻ trang Term of Service của họ cả.

Đó có thể coi là minh chứng rõ ràng nhất cho việc cố nhồi nhét thêm nút chia sẻ mạng xã hội vào những trang không ai muốn quan tâm sẽ chỉ làm mọi người bị phân tán, thay vì tạo thêm được nhiều traffic như bạn mong đợi

Nơi tốt nhất để đặt những nút chia sẻ đó là ở blog của bạn. Mọi người sẵn sang chia sẻ những nội dung hay (và miễn phí). Nhưng đừng mong người dùng sẽ chia sẻ những trang giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hay thậm chí công ty của bạn.

Lầm tưởng #3: Traffic từ social media khó chuyển đổi

Nếu traffic từ social media khó chuyển đổi, liệu bạn nghĩ một công ty như Facebook có thể được định giá hơn 100 tỷ đô la? Và không chỉ Facebook, LinkedIn có giá trị hơn 20 tỷ đô la, trong khi giá trị của Twitter là hơn 30 tỷ.

Những công ty này được định giá cao như vậy là nhờ người dùng của họ sẵn sàng tiêu tiền, và tiêu tiền đủ lớn để việc đặt quảng cáo trên những trang này tạo ra được lợi nhuận.

Dù không nói rằng bạn bắt buộc phải chi tiền chạy quảng cáo, nhưng chắc chắn bạn nên ưu tiên cân nhắc những trạng mạng xã hội này, bởi người dùng của họ thực sự có khả năng chuyển đổi rất tốt.

Hãy xem bức hình trên. Bạn sẽ thấy số lượng chuyển đổi TimothySykes.com nhận được từ Facebook. 143 lượt chuyển đổi từ Facebook trong vòng một tháng chắc chắn không phải là một con số tồi, xét rằng chỉ chưa mất một giờ để đăng ảnh, quote, hay cập nhật nhật status trên Facebook. Con số này mang lại cho TimothySykes hơn 26 nghìn đô la, trong khi thậm chí công ty này còn chưa cần bỏ tiền chạy Facebook ads.

Traffic từ social media không chỉ có khả năng chuyển đổi tốt, bạn còn có các công cụ để đo lường lượng chuyển đổi đó. Bằng việt đặt ra những mục tiêu (goal) trong Google Analytics, bạn có thể thấy được những trang social này đang mang về cho mình bao nhiêu traffic.

Lầm tưởng #4: Tất cả các công ty đều nên khai thác social media

Nhầm tưởng lớn nhất về social media marketing thời gian gần đây là việc tin rằng tất cả các công ty đều nên khai thác công cụ này. Thực tế social media không phải là công cụ toàn năng để có thể phù hợp được với tất cả mọi người.

Lấy ví dụ, Palantir là một công ty rất hiếm người biết tên, dù công ty này vừa nhận được khoản đầu tư lên đến 950 triệu đô la. Tại sao ít người bến đến công này như vậy? Bởi phần lớn doanh thu của họ tới từ những hợp đồng với chính phủ.

Tất nhiên, công ty này cũng có tài khoản Twitter hay Facebook. Họ thậm chí còn có cả một blog. Nhưng chắc chắn những kênh này chẳng thể đem lại cho họ doanh thu. Một cách dễ hiểu, phần lớn những việc họ làm không cần và không được công bố rộng rãi, bởi đơn giản đó là những hợp đồng với chính phủ.

Chắc chắn social media sẽ không giúp ích gì nhiều cho một công ty như vậy. Tất cả những gì kênh này có thể làm là giúp hình ảnh công ty trở nên thân thiện và gần gũi hơn, và biết đâu có thể giúp họ thu hút được một vài tài năng trẻ làm việc cho mình.

Nói một cách ngắn gọn, một số ngành kinh doanh không nhất thiết phải gắn chặt với social media.

Nếu việc kinh doanh của bạn không dựa vào nguồn thu từ web (và bạn thấy không cần thiết phải thay đổi điều đó), công ty bạn không nhất thiết phải ưu tiên đầu tư vào social media. Tất nhiên bạn vẫn có thể khai thác kênh này như một công cụ để tiển dụng, hay để giao tiếp và trao đổi với những khách hàng còn chưa hài lòng, nhưng những gì bạn nên làm là hãy ưu tiên đầu tư công sức và thời gian vào những kênh khác hiệu quả hơn.

Lầm tưởng #5: Bạn cần tham gia hàng ngày trên các kênh social media

Nếu bạn thường xuyên có được những thông tin giá trị để chia sẻ trên các kênh social media, đó là một điều thực sự tuyệt vời, và chắc chắn bạn nên chia sẻ nó hàng ngày.

Nhưng nếu không có, hãy cân nhắc sử dụng những kênh này với tần suất thấp hơn.

Hãy tập trung vào việc tạo ra những nội dung và tương tác chất lượng tốt, thay vì việc chỉ cố gắng thường xuyên xuất hiện ở những kênh này chỉ vì thấy cần phải như vậy. Việc liên tục cập nhật không đảm bảo được cho thành công của bạn, và nó cũng không giúp những tài khoản mạng xã hội của bạn trở nên nổi tiếng hơn.

Nếu nhìn vào những con số, bạn sẽ thấy việc cập nhật hàng ngày trên các kênh social media thực tế lại lợi bất cập hại. Lấy ví dụ, bạn có biết tần suất bạn nên đăng bài lên Facebook là bao nhiêu để tối đa hóa lượng reach? Nếu nghĩ là hàng ngày, bạn đã lầm rồi đó. Tần suất lý tưởng cho việc đăng bài là 2 ngày một lần.

Nếu bạn có những nội dung tốt để đăng hay chia sẻ, hãy đăng lên các kênh social của mình nếu muốn. Nhưng nếu không, đừng “cố quá để lại thành quá cố”!

Lầm tưởng #6: Chiến thuật áp dụng cho các công ty B2B sẽ không mang lại hiệu quả với B2C

Mỗi khi Neil Patel, một chuyên gia về marketing của KISSmetric thuyết trình về social media marketing, câu hỏi ông nhận được nhiều nhất thường là, “Những chiến thuật đó có vẻ rất hữu dụng với những công ty B2B đấy, nhưng nếu công ty của tôi là B2C thì sao?”

Theo Neil Patel, dù công ty của bạn là B2B hay B2C, chiến thuật sử dụng vẫn không đổi. Từ chia sẻ những thông tin có nhiều giá trị, tới trả lời thắc mắc của khách hàng, hay giới thiệu quảng bá sản phẩm và dịch của chính mình, chiến thuật là hoàn toàn tuonwg tự.

Lấy chính KISSmetric làm ví dụ cho điều này, họ thường xuyên chia sẻ những nội dung bổ ích liên quan tới marketing trên Twitter mà có thể giúp ích cho những công ty khác.

Tương tự, Walmart, một trong những công những công ty B2C lớn nhất thế giới, cũng thường xuyên tweet về những nội dung có thể có ích cho khác hàng của họ, chẳn hạn làm thế nào để phòng tránh gấu tấn công khi đi cắm trại.

Như bạn có thể thấy, hoàn toàn không có khác biệt giữa việc khách hàng của bạn là người dùng cá nhân, hay một công ty khác. Chiến thuật có hiệu quả với một người thì cũng thường có hiệu quả với cả một tổ chức hay một nhóm người khác.

Lầm tưởng #7: Nên lờ đi những phản hồi tiêu cực

Nhầm lẫn tai hại nhất bạn có thể mắc phải chính là lờ đi những phản hồi tiêu cực. Nếu một người không hài lòng với công ty, bạn không nên phớt lờ người đó. Thay vào đó, hãy chấp nhận những chir trích và cố gắng khắc phục những điểm còn chưa tốt.

Lấy Comcast làm ví dụ. Công ty này thậm có hẳn một kênh Twitter chuyên để hỗ trợ khách hàng. Mỗi khi có người tweet một thông tin tiêu cực về công ty, lập tức công ty sẽ xin lỗi và tìm cách hỗ trợ cho khách hàng đó. Dù có phải lỗi thuộc về phía mình hay không, Comcast vẫn luôn cố gắng để mọi thứ trở nên hoàn thiện hơn.

Mỗi khi Neil Patel tweet một thông tin tiêu cực về Comcast, thường trong vòng một giờ ông sẽ nhận được điện thoại từ công ty. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Comcast sẽ cố gắng khắc phụ bất cứ vấn đề gì khách hàng đang gặp phải, và thường dành cho khách hàng những khoản giảm giá như một hình thức xin lỗi và bồi thường cho khách hàng.

Chắc có thể bạn sẽ nghĩ họ trả lời vì Neil Patel có hơn 100 nghìn người theo dõi trên các kênh xã hội, nhưng sự thật là Comcast trả lời cả những người dùng “bình thường”. Họ cũng xin lỗi và bồi thường hoàn toàn giống như những gì Neil Patel nhận được.

Đó là lý do chính khiến một người kỹ tính như Neil Patel vẫn quyết định sử dụng Comcast, dù theo như ông đánh giá, dịch vụ của Comcast thì khá tệ hại, và hỗ trợ cũng không thực sự tốt, nhưng ông cũng thấy rằng công ty này luôn cố gắng cải thiện dịch vụ của mình, mỗi khi nhận được phản hồi tiêu cực từ khách hàng.

Là người kinh doanh, bạn nên chấp nhận và phản hồi tiêu cực. Hãy lắng nghe khách hàng và tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn tại, thay vì không kiềm chế được cảm xúc, hay thậm chí nổi đóa lên với chính khách hàng của mình. Nó chắc chắn sẽ giúp việc kinh doanh của bạn thay đổi theo chiều hướng tốt lên theo thời gian.

Kết luận

Có rất nhiều lầm tưởng về social media marketing. Việc bạn đọc được thông tin từ một trang blog, hay thậm chí từ một nguồn có vẻ uy tín, thì cũng không có nghĩa thông tin đó là đúng.

Hãy trực tiếp nghiên cứu và tìm cách cải thiện vấn đề. Social media sẽ có thể mang lại lợi ích rất lớn cho việc kinh doanh của bạn, nếu bạn biết sử dụng và khai thác nó đúng cách.

Còn bạn thì sao? Bạn còn biết những lầm tưởng nào khác về social media marketing?

Nguồn: Quick Sprout

Dịch bởi HiSella

You May Also Like

Trả lời